Các loại rau củ “dính” phải hóa chất thường vì 3 lý do: hóa chất bảo quản giúp tươi xanh, hóa chất tăng trưởng và loại hóa chất được phun để trừ sâu. Tất cả loại hóa chất này đều rất dễ đi vào… dạ dày người.
- Rau cải
Đây là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng cường tưới thuốc trừ sâu, phân đạm cho rau vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch.
Điều này rất nguy hiểm vì khi đưa vào sử dụng, dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong rau còn cao do không có đủ thời gian để phân hủy.
Khi bạn cầm trên tay bó cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp một cách bất thường, đó chính là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng loại cải này, nhất là ăn sống.
- Rau muống
Rau muống là loại rau dễ bị nhiễm hóa chất nhất. Khi dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá thì thân rau thường to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen.
Khi luộc rau, nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen. Những loại rau này khi ăn có mùi hắc và có vị chát.
Vì vậy, khi chọn mua bạn không nên chọn rau muống có lá và thân to bất thường, rau vươn quá dài, cọng quá to, bẻ thấy giòn, lá xanh sẫm.
Thay vào đó bạn nên chọn rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng nhưng ăn lại rất giòn, ngon và an toàn. Mặt khác, khi ngắt cuống thấy có nhựa loang giữa 2 phần thân.
- Các loại đậu
Đậu là một loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng vào mùa hè nhờ vị thanh mát, dễ chế biến. Tuy nhiên, đậu cũng được xếp vào nhóm những loại rau quả bị phun nhiều thuốc trừ sâu nhất, không nên ăn nhiều vào mùa hè.
Từ khi khai hoa, kết trái người trồng bắt đầu phun thuốc, vài ngày lại phun một lần. Vì vậy, lượng thuốc trừ sâu sẽ không kịp phân giải hết và có thể ngấm vào bên trong qua lớp vỏ rất mỏng của quả.
Khi người tiêu dùng mua về, dù có ngâm, rửa kĩ thì cũng chỉ hạn chế được phần nào độc tố chứ không loại trừ hết được.
Nếu là đậu sạch và không bị bón quá nhiều đạm thì sẽ có cuống màu xanh tươi, thân mềm, quả vừa phải, không quá dài, không quá lớn hay quá nhỏ. Quả không có nhiều lông tơ và không bóng láng, đặc biệt nhiều quả còn có vết sâu.
Ngược lại, nếu bề ngoài quả đậu bóng, ít lông tơ là do người trồng đã bón nhiều đạm hoặc phun quá nhiều phân bón lá.
Nếu quả đậu không có vết sâu bệnh là do người trồng đã phun quá nhiều thuốc trừ sâu bệnh và không đảm bảo thời gian cách li.
- Mướp đắng
Mướp đắng rất dễ bị sâu nên người trồng thường sử dụng hóa chất để hạn chế sâu bọ. Khi mua, tốt nhất bạn nên tìm những quả nhỏ, dài, trên thân có nhiều sớ gân nhỏ li ti.
Mướp đắng to, màu xanh đậm, mướt, thân phình nhưng sớ gân bóng loáng là những quả lạm dụng hóa chất làm tươi.
- Dưa leo
Tương tự như đậu, dưa leo rất phổ biến vào mùa hè, có tác dụng thanh nhiệt hiệu quả. Tuy nhiên, đây cũng là loại thực phẩm thường xuyên bị dùng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu ngay từ khi mới bắt đầu mọc lên.
Vỏ dưa mỏng nên các hóa chất dễ ngấm qua vỏ, gây ngộ độc ngay cả khi đã gọt vỏ. Do đó để lựa dưa sạch, không nên chọn những quả thon đều, xanh đậm bắt mắt.
Dưa chuột sạch và ngon nhất là loại có màu xanh trắng (không quá non hay úa vàng), không có vết thâm hay ố vàng, vỏ nhẵn mịn, cầm vào thấy chắc tay, bên ngoài có những mấu nhỏ nổi lên.
- Rau cần
Rau cần có hai loại, một loại là cần cạn trồng ở ruộng, một loại là cần nước được trồng ở các ao nông. Loại cần trồng dưới nước thường chứa nhiều giun sán hơn loại cần trồng trên cạn. Loại cần trồng dưới nước thường chứa nhiều giun sán hơn loại cần trồng trên cạn.
Do vậy, hóa chất có trên các loại rau cần thường là hóa chất trừ sâu bọ. Rau cần nếu phun thuốc để một ngày không nhúng nước, rau sẽ khô héo, thân tóp lại.
Nếu bị phun quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón, thân rau sẽ to, ngó trắng phau bất thường. Để một ngày không nhúng nước, rau sẽ khô héo, thân tóp lại.
- Giá đỗ
Nếu giá đỗ ủ bằng phương pháp truyền thống thường không mập, thân dài, rễ dài, thân rễ có rễ phụ mọc ra.
Trái lại nếu cọng giá tròn lẳn, thân trắng phau, ít rễ chị em hạn chế mua về sử dụng vì chúng được sản xuất từ một công nghệ vô cùng kinh dị.
Khi hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn với các loại thuốc trừ sâu có pha loãng, tưới lên mầm giá rồi ủ kín lại. Loại thuốc này giúp giá đỗ nảy mầm và phát triển nhanh. Khi xào, giá sẽ tiết ra thứ nước đục ngầu.
- Khoai tây
Ngay từ giai đoạn thúc mầm, khoai tây đã được phun rất nhiều hóa chất để ngăn chặn sâu bọ hủy hoại phần mầm còn non và mềm.
Phần đất xung quanh nơi trồng khoai cũng được rải hóa chất để ngăn các loại cây khác mọc chiếm chỗ. Quá trình tích lũy chất độc hại ngay từ ban đầu khiến khoai tây dễ nhiễm độc sâu từ cốt lõi.
Theo Duy Phan tổng hợp/Gia Đình Việt Nam